Dây chuyền lọc nước đóng bình đã và đang là mối quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân. Những bình nước tinh khiết 20l được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, tiện lợi, dễ sử dụng, đáp ứng được nhu cầu cao của con người trong cuộc sống hiện đại.
Lợi nhuận mà ngành sản xuất nước uống tinh khiết đóng bình mang lại là rất lớn. Hiện nay, ngành này được xem là một trong những ngành có “lợi nhuận khủng” . Đây là một trong những lý do khiến cho nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân “đổ xô” đầu tư lắp đặt dây chuyền lọc nước tinh khiết, mở cơ sở sản xuất nước uống đóng bình. Cùng Việt An đi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

1. ĐÔI NÉT VỀ DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC ĐÓNG BÌNH

Dây chuyền lọc nước đóng bình

1.1. Dây chuyền lọc nước đóng bình là gì?

Dây chuyền lọc nước đóng chai, đóng bình là dây chuyền ứng dụng công nghệ lọc hiện đại. Có khả năng lọc, xử lý, biến nước giếng, nước sông, nước máy..v.v.v. thành nước tinh khiết đảm bảo tiêu chuẩn 6-1:2010/BYT của Bộ Y Tế. Kết hợp với hệ thống máy chiết rót định lượng nước vào bình bán tự động hoặc tự động nhằm cung cấp ra thị trường những bình nước 20l đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Với thiết kế đa dạng, hệ thống lọc nước đóng bình có rất nhiều loại, nhiều công suất phù hợp với quy mô từ gia đình đến công ty, nhà máy sản xuất lớn phục vụ nhu cầu nước sạch của con người.

1.2. Cấu tạo của dây chuyền lọc nước đóng bình 20l

Cấu tạo dây chuyền lọc nước đóng bình

Cột lọc thô đa tầng:

Hiện có 2 loại vật liệu làm cột lọc chính đó là:
Vật liệu Composite: rất bền, không bị ăn mòn, khả năng chịu mặn, chịu phèn, chịu nước lợ tốt. Chi phí đầu tư thấp.
Vật liệu inox 304. Đây là dòng vật liệu cao cấp, có độ bền >20 năm. Khả năng chống oxi hóa, chống ăn mòn rất tốt. Giá cao hơn so với vật liệu Composite.
Cột lọc thô đa tầng chứa vật liệu lọc như Cát mangan, cát thạch anh.v.v.v để loại bỏ các chất cặn bẩn, phèn, các hợp chất hữu cơ, kim loại nặng,….lẫn trong nước.

Cột lọc than hoạt tính:

Cũng giống như cột lọc thô đa tầng, cột lọc này có thể được làm từ vật liệu composite hoặc vật liệu inox. Cột lọc này chứa than hoạt tính sẽ giúp loại bỏ màu, mùi, độc tố lẫn trong nước

Cột làm mềm nước:

Cũng tương tự cột lọc thô đa tầng, cột lọc than hoạt tính, cột làm mềm nước cũng được làm từ 2 chất liệu Composite và inox để khách hàng lựa chọn. Cột làm mềm nước chứa hạt cation với cách xử lý nước làm mềm nhờ phương pháp trao đổi ion. Loại bỏ đá vôi lẫn trong nước, nước sẽ ngon và ngọt hơn.

Cột lọc thô:

Chứa lõi lọc an toàn, sẽ xử lý cặn có kích thước 5micron. Giúp bảo vệ màng RO

Bơm lọc RO:

Giúp đẩy nước từ hệ thống lọc thô đến hệ thống lọc nước RO

Hệ thống lọc RO:

Gồm có hệ thống vỏ màng bên trong có chứa hệ thống màng lọc RO. Màng lọc nước RO là màng siêu lọc với cơ chế lọc thẩm thấu ngược, khác hoàn toàn với cơ chế lọc thẩm thấu của các màng lọc thông thường. Kích thước mắt lọc của màng RO vào dạng siêu nhỏ, chỉ bằng 0,0001 micron. Sau khi nước đi qua màng lọc RO sẽ là nước tinh khiết đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp.

Hệ thống điện điều khiển:

để vận hành dây chuyền lọc tự động hoàn toàn bằng điện.

Đèn UV:

để khử trùng và tiệt khuẩn cho nước tinh khiết trước khi đưa tới hệ thống máy chiết rót nước vào bình 20l.

Hệ thống chiết rót:

Hệ thống bàn chiết rót bán tự động với các dây chuyền lọc nước công suất nhỏ hoặc hệ thống máy chiết rót tự động với quy mô sản xuất vừa và lớn. Đây là thiết bị giúp đảm bảo quá trình định lượng nước vào bình đạt hiệu suất cao. Đảm bảo an toàn vệ sinh

1.3. Quy trình hoạt động của dây chuyền sản xuất nước đóng bình

Bước 1: Quy trình xử lý nước thô
Bước 2: Quy trình lọc nước tinh tạo ra nước tinh khiết với hệ thống màng RO
Bước 3: Quy trình tiệt khuẩn lần 2 cho nước tinh khiết ở trong bồn chứa. Giúp chống tại nhiễm khuẩn trở lại và giúp cho nước ngọt, không có mùi hôi trước khi được đóng bình.
Bước 4: Chiết rót nước thành phẩm vào bình 20l
Đây là bước cuối của quy trình sản xuất nước tinh khiết đóng bình 20l. Để thực hiện được bước này thì chúng ta cần có hệ thống dây chuyền chiết rót với các công đoạn như tráng rửa bình, chiết rót bình và đóng nắp bình.
Kết thúc 4 bước trên là chúng ta đã có những bình nước thành phẩm đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu sử dụng, sản xuất kinh doanh nước tinh khiết đóng bình rồi.

1.4. Giá dây chuyền lọc nước đóng bình 20l

Giá của hệ thống lọc nước đóng bình được căn cứ trên:
Công nghệ ứng dụng trong hệ thống lọc.
Công suất lọc của hệ thống.
Chất liệu cột lọc, van lọc
Chất lượng nước đầu ra
Để biết thông tin chính xác giá của hệ thống lọc nước tinh khiết đóng bình hãy liên hệ với Việt An- đơn vị uy tín chuyên Nhập Khẩu- Sản Xuất- Lắp Ráp dây chuyền lọc nước tinh khiết với đầy đủ các công suất từ 150 lít/giờ đến 70.000 lít/giờ. Cam kết chính hãng. Liên hệ hotline: 0949 414141 để được tư vấn hỗ trợ. MIỄN PHÍ vận chuyển- lắp đặt trên toàn quốc ngoại trừ khu vực biển đảo. Bảo hành 12 tháng và bảo trì dài hạn.

1.5. Hệ thống lọc nước đóng bình có những loại nào

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng, sản xuất thì hiện nay có một số loại dây chuyền lọc nước đóng bình 20l phổ biến như:
Hệ thống lọc nước RO
Hệ thống lọc nước Nano
Dây chuyền lọc nước đóng bình 20l cột lọc Composite van cơ
Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng bình 20l cột lọc Composite van tự động
Hệ thống lọc nước tinh khiết đóng bình 20l cột lọc inox van tự động
Hệ thống dây chuyền lọc nước tạo khoáng đóng bình 20l
Dây chuyền lọc nước điện giải đóng bình 20l
Hệ thống lọc nước ion kiềm đóng bình 20l

2. MỞ CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG ĐÓNG BÌNH CẦN PHẢI LÀM GÌ?

mở cơ sở sản xuất nước đóng bình cần phải làm gì

2.1. Nghiên cứu thị trường

Đây là một việc làm rất quan trọng mà ai đang có ý định mở cơ sở sản xuất nước uống đóng bình không nên bỏ qua. Giống như câu “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”

dây chuyền lọc nước đóng bình
Muốn thành công được thì bạn cần tìm hiểu mọi thứ liên quan như đối thủ cạnh tranh, nhu cầu tiêu thụ, khả năng phát triển, các vấn đề về vận hành một cơ sở sản xuất.
Để làm được những điều này thì bạn có thể nhờ sự tư vấn của các chuyên gia trong cùng lĩnh vực.
Tự mình trải nghiệm, làm việc tại các doanh nghiệp cùng lĩnh vực để học hỏi kinh nghiệm
Nghiên cứu hoạt động của công ty sản xuất nước uống đóng bình khác

2.2. Lên kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nước đóng bình

Sau khi đã tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường, chúng ta cần lên một kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch càng chi tiết, càng cụ thể thì khả năng thành công sẽ càng cao nhé!
Trong kế hoạch kinh doanh cần có các thông tin sau:

  • Tóm tắt kế hoạch kinh doanh
  • Cơ hội
  • Kế hoạch vận hành
  • Nguồn nhân lực
  • Kế hoạch tài chính
  • Chiến lược hoạt động
  • Chiến lược tiếp thị
  • Rủi ro có thể gặp phải và cách xử lý

2.3. Lựa chọn mặt bằng lắp đặt

Để sản xuất kinh doanh được thì chúng ta cần có mặt bằng với đủ diện tích để có thể lắp đặt các trang thiết bị cần thiết phục vụ sản xuất. Với ngành sản xuất nước uống đóng bình thì nên lựa chọn vị trí ở nơi đông dân cư, nơi có giao thông thuận lợi. Nơi có nguồn điện và nguồn nước đầy đủ. Cần tránh xa những vùng ô nhiễm.

2.4. Đăng ký giấy phép kinh doanh

Khi xác định mở cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng bình thì chúng ta nên đăng ký giấy phép kinh doanh. Chi phí để đăng ký không nhiều, chỉ khoảng tầm 1 triệu đồng. Thời gian trong khoảng 10 ngày là xong nhé!

2.5. Lựa chọn mua trang thiết bị cần thiết

Dưới đây là những trang thiết bị cần thiết cho 1 cơ sở sản xuất nước đóng bình

  • Dây chuyền lọc nước công nghiệp
  • Bể chứa
  • Máy chiết rót bình
  • Vỏ bình, nắp bình
  • Máy dán nhãn
  • Máy in hạn sử dụng

2.6. Xét nghiệm chất lượng nguồn nước đầu vào và nước thành phẩm

Đây là một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đánh giá chất lượng nước mà bạn cần biết
QCVN 02: 2009/BYT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống
QCVN 6-1:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước uống đóng chai, nước uống tinh khiết

Khi xét nghiệm nước đầu vào thì bạn nên xét nghiệm theo quy chuẩn QCVN 02: 2009/BYT
Còn khi xét nghiệm nước đóng bình thành phẩm thì xét nghiệm theo quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT

2.7. Đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm- giấy chứng nhận hợp quy

An toàn vệ sinh thực phẩm là việc làm bắt buộc cần có với mỗi cơ sở sản xuất nước uống đóng bình nhé. Dưới đây là một số thủ tục để đăng ký cấp phép giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ thực phẩm gồm:

Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Cần phải có giấy khám sức khỏe.
Cần phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được thông qua.
Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.

Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.
Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần lữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

2.8. Dự trù chi phí cần chuẩn bị để sản xuất kinh doanh nước uống đóng bình

Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào thì chúng ta đều cần phải dự trù nguồn kinh phí để đầu tư, duy trì hoạt động và sản xuất kinh doanh nước uống đóng bình cũng vậy. Chúng ta cần chuẩn bị nguồn kinh phí để thuê mặt bằng, mua trang thiết bị. Chuẩn bị chi phí trả cho người lao động. Chuẩn bị chi phí để duy trì hoạt động của cơ sở trong vòng 6 tháng đầu trước khi sản xuất ổn định và mang lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp.

3. 200 TRIỆU CÓ MỞ ĐƯỢC CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG ĐÓNG BÌNH KHÔNG?


Nếu bạn có 200 triệu thì chắc chắn bạn hoàn toàn có thể mở một cơ sở sản xuất nước uống đóng bình rồi nhé. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều vấn đề liên quan khác mà bạn nên trao đổi và xin ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo mở cơ sở sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và có thể thành công trong lĩnh vực này.
Hãy liên hệ với số 0949 414141 để được chuyên gia hỗ trợ trực tiếp và tư vẫn hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!