Chắc hẳn một số người trong chúng ta đã từng nghe đến độ PH. Vậy độ pH là gì? pH trong nước là bao nhiêu? ảnh hưởng của pH trong nước như thế nào? Chúng ta cùng công ty cổ phần TMTH Việt An tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Độ ph là gì?

PH được viết tắt từ thuật ngữ: Pondus Hydrogenii, là chỉ số đo độ hoạt động của các ion H₃O⁺ (H+) trong dung dịch, độ hoạt động của ion hiđrô được quyết định bởi hằng số điện ly của nước (Kw) = 1,008 × 10−14 ở 25 °C) và tương tác với các ion khác có trong dung dịch. Trong đó:

  • Nếu lượng ion H+ trong nước cao thì dung dịch đó mang tính axit.
  • Nếu lượng ion H+ thấp thì nước đó có tính bazơ. 
  • Nếu lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính (độ pH khi đó xấp xỉ 7).

2. Thang đo độ pH

  • Nước có tính axit có độ pH thấp hơn 7. Các chất có tính axit nhất có độ pH bằng 0. Axit ắc quy thuộc loại này.
  • Nước kiềm có độ pH từ 8 trở lên. Các chất kiềm nhất, như dung dịch kiềm, có độ pH là 14.
  • Nước tinh khiết có độ pH là 7 và được coi là trung tính, vì nó không có tính axit.

3. Độ pH trong nước là bao nhiêu?

+ Độ pH trong nước sinh hoạt

Nước sinh hoạt có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm nước ngầm, nước mưa hoặc nước mặt (như từ hồ và ao) đã được xử lý qua lọc thô nước đạt quy chuẩn của Bộ Y Tế. Độ pH của nước sinh hoạt là 7.5.

+ Độ pH trong nước uống đóng chai

Sự khác biệt duy nhất giữa nước đóng chai và nước và nước sinh hoạt là nước đóng chai phải đảm bảo quy chuẩn qcvn 6-1:2010/byt. Thông thường nước uống đóng chai có độ pH nằm trong khoảng từ 6,5 đến 7,5.

+ Độ pH của nước RO

Nước Ro là nguồn nước uống khá quan trong ở nước ta vì hầu hết mỗi gia đình đều có cho mình một chiếc máy lọc Ro. Nước Ro có độ pH trong nước Ro từ 5 – 7.

Độ pH nước uống kiềm

Nước kiềm đã trở thành một lựa chọn nước uống phổ biến trong thời gian gần đây. Uống nước có tính kiềm nhẹ từ các thiết bị máy lọc nước kiềm với độ pH từ 8 đến 9, có thể giúp cải thiện sức khỏe của bạn nhờ tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, duy trì độ pH trong cơ thể và ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư.

4. Cách đo độ pH trong nước

Sử dụng chất chỉ thị màu

Phương pháp chỉ thị màu này về cơ bản bao gồm hai phương pháp: một là so sánh màu chuẩn tương ứng với một giá trị pH đã biết với màu của chất chỉ thị nhúng trong dung dịch cần đo sử dụng dung dịch đệm. Phương pháp khác là chuẩn bị giấy kiểm tra pH được ngâm trong chất chỉ thị, sau đó nhúng giấy này vào dung dịch cần kiểm tra và so sánh màu của nó với màu chuẩn. Phương pháp này đơn giản, nhưng dễ mắc phải sai số và cho kết quả với độ chính xác không cao.

+ Đo bằng giấy quỳ

Dùng giấy quỳ tím để đo độ pH trong nước cũng là một phương pháp được sử dụng nhiều trong khoảng thời gian trước đây. Mục đích của phương pháp này là nhận biết acid, kiềm (base hoặc bazơ) của dung dịch nào đó. Khi dung dịch có tính acid, giấy quỳ tím sẽ hóa màu đỏ, còn khi gặp dung dịch có tính base, giấy quỳ tím sẽ hóa màu xanh. Khi ta nhúng giấy vào nước thì giấy qùy sẽ chuyển màu sau đó, lúc này so sánh với bảng màu, mỗi một màu sẽ có độ pH khác nhau.

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ sử dụng nhưng kết quả về độ pH chỉ mang tính chất tương đối.

+ Sử dụng máy đo độ pH

Máy đo độ pH là thiết bị đo nồng độ pH hiệu quả nhất hiện nay, giúp người dùng xác định độ pH của môi trường nước một cách thuận tiện nhất, với độ chính xác cao, thời gian nhanh chóng. Dạng cầm tay nhỏ, gọn giúp người dùng dễ dàng cầm đi đo trực tiếp tại hiện trường. Máy có thang đo rộng, đo được các dạng mẫu khó, không thải bỏ các chất độc hại, việc kiểm định máy dễ dàng bằng cách dùng dung dịch chuẩn để hiệu chuẩn.

+ Sử dụng bút đo pH

Đây là phương pháp đang được ứng dụng rộng rãi để đo độ pH, hiện tại bút đo pH được phân thành 2 loại:

– Bút đo pH đất: là loại bút chuyên đo độ ph của nhiều loại đất khác nhau. Việc xác định ph đất giúp ta tìm hiểu được đây là loại đất nào, thích hợp với loại cây trồng nào.

– Bút đo pH nước: Là loại bút chuyên đo pH dung dịch, bằng cách nhúng đầu dò vào trong dung dịch. Sau ít phút bút sẽ hiện thị chính xác độ pH trong dung dịch đó. Đây là cách đo độ kiềm trong dung dịch được nhiều người sử dụng nhất.

5. Ảnh hưởng của độ pH trong nước

+ Ph ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y tế ban hành (QCVN 02-2009), độ pH của nước sinh hoạt là 6- 8,5. Tuy nhiên các nhà khoa học đã khuyến cáo, uống nước có độ ph<7 (Độ pH thấp) rất có hại cho sức khỏe con người, nguyên nhân do nước có tính axit có thể bào mòn các kim loại nặng chứa nước hoặc tiếp xúc với nước gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Các vấn đề sức khỏe thường là kết quả của pH quá thấp (có tính axit):

Loét dạ dày, Viêm dạ dày, Bệnh thấp khớp, Bệnh Gout, Da dầu, Vấn đề da liễu, Bệnh trĩ, Đau đầu mãn tính

Các vấn đề sức khỏe thường là kết quả của độ pH (độ kiềm) quá cao:

Sỏi thận, Táo bón, Cholesterol cao, Da khô, Bệnh chàm, Viêm bàng quang mãn tính

+ Ảnh hưởng của pH tới sinh vật sống trong nước

Trong nuôi trồng thủy sản, độ pH trong nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa, sinh của môi trường và sức khỏe của thủy sản. pH thích hợp cho nước trong ao hồ nuôi tôm sú là pH = 7,2 – 8,8. Tốt nhất là trong khoảng 7,8 – 8,5

pH trong ngày không nên biến động quá 0,5. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm, cá bị sốc, yếu và bỏ ăn. Nếu pH cao hay thấp kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, hao hụt.

6. Phương pháp tăng giảm pH trong nước

Cách tăng pH trong nước

– Sử dụng bộ lọc trung hòa: Tức là việc sử dụng canxi cacbonac: Nếu pH không quá thấp, có thể dùng các bộ lọc có vật liệu chính là Calcite hoặc magnesia để nâng pH. Bộ lọc kiểu này có khả năng lọc cặn nên cần thường xuyên rửa để tránh tình trạng gây tắc nghẽn. Các vật liệu trong bộ lọc tan từ từ và hao hụt dần. Vì thế nên thường xuyên kiểm tra và bổ sung định kỳ.

– Điều chỉnh pH bằng hoá chất: Với quy mô lớn hoặc khi pH quá thấp, thường dùng bơm định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. Việc điều chỉnh bơm sẽ được tính toán dựa trên thực tế, cân đối giữa các tham số: lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hoá chất để đảm bảo pH tăng vừa đủ. Khi nguồn nước bị ô nhiễm sắt hoặc nhiễm khuẩn, việc điều chỉnh nồng độ dung dịch soda, hypochlorite sẽ phức tạp hơn. Trong một số trường hợp, có thể sẽ dùng Kali để nâng pH, nhưng phải tính toán kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

– Sử dụng hạt nâng pH: Chính vì độ pH có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mà nhiều người đã tìm đến một loại vật liệu lọc nước có tên gọi là hạt nâng pH. Hạt nâng pH sẽ giúp tăng độ pH trong nước, giúp nguồn nước trở nên an toàn hơn.  Hạt nâng pH có thể sử dụng kết hợp với ODM-2F, ODM-3F, cát thạch anh để nâng pH, tạo độ trong cho nước đồng thời khử các chất ô nhiễm khác trong nguồn nước.

Ngoài ra, muốn điều chỉnh nước uống có độ PH thấp thì cách đơn giản nhất đó chính là dùng máy lọc nước có chứa các lõi lọc tạo kiềm, khả năng tạo nước điện giải và có độ khử oxy hóa cao, loại bỏ độc tố trong nước và nâng ph trong nước.

Cách giảm pH trong nước

– Phương pháp giảm ph tự nhiên: sử dụng nước mưa – bạn cũng có thể sử dụng nước mưa để pha chế vào nguồn nước có độ pH cao bởi trong nước mưa có một lượng axit nhỏ độ ph có trong nước mưa thông thường chỉ có 4 tới 5 độ. Nước mưa có ít tạp chất và hoàn toàn là tự nhiên do đó bạn có thể sử dụng tốt nguồn nước này để dùng cho việc giảm pH trong nước.

– Cách giảm pH sử dụng hoá phẩm: cũng như việc tăng pH thì giảm pH cũng có những nhà sản xuất cho ra rất nhiều loại dung dịch làm giảm độ pH có trong nước bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng cá cảnh hoặc những nơi xử lý nước công nghiệp.

Trên đây là những thông tin cần thiết về độ pH mà Việt An muốn chia sẽ đến các bạn. Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến hệ thống dây chuyền lọc nước hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0949414141 – 0943414141 để được tư vấn và hỗ trợ.