Ở nội dung bài viết trước Việt An đã chia sẻ với các bạn các thông tin về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước sinh hoạt với 14 tiêu chí theo quy định của Bộ y tế và được quy định cụ thể trong quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2009/BYT.
Trong nội dung bài viết hôm nay, Việt An sẽ chia sẻ cụ thể với các bạn các thông tin liên quan đến nước sinh hoạt trong đó có các nội dung như:
1. Nước sinh hoạt
1.1. Nước sinh hoạt là gì
1.2. Tại sao phải xét nghiệm nước sinh hoạt
2. Xét nghiệm nước sinh hoạt
2.1. Quy trình xét nghiệm nước sinh hoạt
2.2. Chi phí xét nghiệm nước sinh hoạt
2.3. Địa điểm xét nghiệm nước sinh hoạt uy tín hiện nay
2.4. Những lưu ý khi xét nghiệm nước sinh hoạt
1. NƯỚC SINH HOẠT
Hiện nay, nguồn nước mà người dân sử dụng làm nước sinh hoạt hàng ngày được lấy từ nước mưa, nước giếng khơi, nước giếng khoan.
1.1. Nước sinh hoạt là gì?
Nước sinh hoạt là nguồn nước được sử dụng hàng ngày phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như tắm, giặt giũ, nấu nướng, rửa, vệ sinh…. Loại nước này không sử dụng để ăn, uống trực tiếp.
Có 3 nguồn nước sinh hoạt phổ biến hiện nay là
Nước ngầm gồm nước giếng khoan, nước giếng đào
Nước mưa
Nước máy đã qua xử lý tại các nhà máy
Nước sinh hoạt đảm bảo an toàn là nguồn nước đảm bảo đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT.
1.2. Tại sao phải xét nghiệm nước sinh hoạt
Chất lượng nguồn nước sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Khi sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo tiêu chuẩn có thể dẫn tới một số bệnh tật và hỏng hỏng các thiết bị chứa nước như:
Bị đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa
Bị các bệnh về gan và thận
Bị các bệnh ngoài da như: nổi mẩn đỏ, lở loét, ngứa ngáy, …
Bị các vấn đề về tóc như: khô ráp, xơ rối, gãy rụng, …
Bị hư hỏng, ố vàng, bám cặn trên những thiết bị như: vòi nước, vòi sen, bồn tắm, lavabo, hoặc trên những đồ gia dụng như: nồi, chảo, xoong,… Gây tốn kém chi phí sửa chữa, mua sắm đồ dùng.
Vì vậy, để phòng tránh những căn bệnh có thể gây ra từ nguồn nước không đảm bảo nhằm bảo vệ sức khỏe của con người cũng như bảo vệ các thiết bị đồ dùng trong gia đình thì chúng ta nên tiến hành xét nghiệm nước sinh hoạt. Thông qua kết quả xét nghiệm nước sinh hoạt, chúng ta biết được nguồn nước sinh hoạt của gia đình mình có đảm bảo tiêu chuẩn hay không. Nếu đảm bảo thì chúc mừng bạn và bạn cũng như gia đình có thể yên tâm sử dụng. Nhưng nếu không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho nước sinh hoạt thì cần có biện pháp xử lý giải quyết dứt điểm tình trạng đó. Có như vậy mới bảo vệ được sức khỏe, phòng tránh được bệnh tật liên quan đến nước sinh hoạt không đảm bảo.
=>> Xem thêm: QUY CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC LÀ GÌ?
2. XÉT NGHIỆM NƯỚC SINH HOẠT
Xét nghiệm nước sinh hoạt là quá trình phân tích, kiểm soát chất lượng thành phần có trong nước sinh hoạt xem có đảm bảo 14 tiêu chí trong Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 02:2009/BYT đã quy định hay không.
2.1. Quy trình xét nghiệm nước sinh hoạt
Để đảm bảo tính chính xác của kết quả phân tích thì bạn cần phải đảm bảo tiến hành theo đúng các bước trong quy trình ‘xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt’ dưới đây.
Bước 1: Chọn chai chứa mẫu nước:
Để mang mẫu nước đến cơ quan xét nghiệm thì chúng ta cần phải đựng nước vào trong các chai chứa. Vì vậy các chai này phải đảm bảo đáp ứng được:
Độ sạch: Chai phải đảm bảo sạch
Chất liệu và kiểu cách chai: Chai có thể được làm bằng chất liệu nhựa hoặc chất liệu thủy tinh. Chai phải có nắp kín. Nắp chai có thể là nắp nhựa hoặc nắp thủy tinh. Lưu ý không được lót giấy
Bước 2: Vị trí lấy mẫu nước:
Với nước giếng: Tiến hành bơm nước giếng lên, cho nước chảy ra và xả bỏ từ 5 đến 10 phút
Với nước mặt: Vị trí lấy mẫu tốt nhất là vị trí giữa dòng và có độ sâu khoảng cách với mặt nước là 0,1m.
Bước 3: Lấy mẫu xét nghiệm hóa lý:
Tiến hành rửa chai thật sạch nhiều lần so với nước nguồn cần lấy mẫu.
Cho nước vào đầy chai rồi đậy kín nắp lại.
Bước 4: Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, nitrit:
Với xét nghiệm vi sinh, nitrit thì nên sử dụng chai đựng mẫu được làm bằng chất liệu thủy tinh. Chai phải được sấy tiệt trùng cả chai và nắp chai trước khi tiến hành lấy mẫu.
Tiến hành Khử trùng toàn bộ cả bên trong và ở ngoài vòi lấy mẫu cũng như tay của người lấy mẫu với cồn.
Cho nước chỉ gần đầy chai (nhớ chừa một khoảng không khí). Sau đó đậy kín nắp.
Lưu ý: Tốt nhất là nên cho mẫu vào thùng đá để bảo quản tốt hơn khi di chuyển tới phòng thí nghiệm để xét nghiệm.
Bước 5: Dung tích mẫu:
Dựa vào một số chỉ tiêu xét nghiệm mà ta tính toán lượng mẫu cần phải lấy.
Đối với xét nghiệm hóa lý 14 chỉ tiêu: cần có 01 lít nước mẫu.
Đối với xét nghiệm vi sinh : cần 0,5 lít mẫu được giữ lạnh (không quá 01 ngày).
Bước 6: Bảo quản mẫu:
Ngay sau khi lấy mẫu, cần tiến hành đưa mẫu đến thẳng phòng thí nghiệm để tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả của mẫu thử.
2.2. Chi phí xét nghiệm nước sinh hoạt
Dưới đây là bảng giá xét nghiệm nước được công bố bởi VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG tại Địa chỉ: Số 57, phố Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để các bạn có thể tham khảo.
BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM NƯỚC
A. GÓI 1 - (14 CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT) THEO QCVN 02:2009/BYT
TT | Chỉ tiêu phân tích | Phương pháp thử | Đơn vị | Đơn giá |
1 | Độ màu | SMEWW 2120 | B | 50,000 |
2 | Mùi; vị | Cảm quan | Mẫu | 10,000 |
3 | Độ đục | Máy phân tích độ đục | Mẫu | 50,000 |
4 | Độ pH | TCVN 6492:2011 | Mẫu | 50,000 |
5 | Độ cứng, tính theo CaCO3 | TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340C | Mẫu | 60,000 |
6 | Clorua | TCVN 6194:1996 | Mẫu | 50,000 |
7 | Hàm lượng Sắt | TCVN 6177:1996 | Mẫu | 105,000 |
8 | Chỉ số Pecmanganat | TCVN 6186:1996 | Mẫu | 84,000 |
9 | Hàm lượng Clo dư | TCVN 6225-2:2012 | Mẫu | 70,000 |
10 | Coliform tổng số | TCVN 6187 - 1: 2009 | Mẫu | 170,000 |
11 | E.coli | TCVN 6187 - 1: 2009 | Mẫu | 170,000 |
12 | Hàm lượng Amoni | EPA 350.2 | Mẫu | 80,000 |
13 | Hàm lượng Asen | SMEWW 3500 As, B | Mẫu | 140,000 |
14 | Hàm lượng Florua | SMEWW 4500-F, D | Mẫu | 60,000 |
TỔNG CỘNG | 1,149,000 | |||
Giá trên đã bao gồm thuế và áp dụng cho khách hàng mang mẫu đến xét nghiệm tại Viện, chưa bao gồm chi phí lấy mẫu, vận chuyển mẫu. Bảng giá này có thể thay đổi tùy từng thời điểm và có thông báo kèm theo. |
2.3. Địa điểm xét nghiệm nước sinh hoạt uy tín hiện nay
Trước tình trạng nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm hóa chất, các chất độc hại, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh.v.v.v Vậy đứng trước vấn đề này, chúng ta cần phải chủ động đưa ra các phương án để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Và để có phương án xử lý hiệu quả thì cần phải biết được mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Và mức độ ô nhiễm được thể hiện thông qua kết quả xét nghiệm nước tại các đơn vị được bộ y tế cấp phép.
Dưới đây là một số địa điểm xét nghiệm nước uy tín tại một số tỉnh thành để các bạn có thể tham khảo.
Các địa điểm xét nghiệm nước sinh hoạt uy tín tại Hà Nội đã được Bộ Y Tế cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn
1. Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam
Đ/c: Số 18 hoặc 8A Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
2. Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Hà Nội
Đ/c: 70 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội
3. Trung Tâm Dịch Vụ Khoa Học Kỹ Thuật và Y Tế Dự Phòng
Đ/c: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
4. Viện Sức Khỏe Nghề Nghiệp và Môi Trường
Đ/c: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Các địa điểm xét nghiệm nước sinh hoạt uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh
1. Viện Pasteur TP.HCM
Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
2. QUATEST 3 (Trung tâm 3)
Địa chỉ: 49 Pasteur, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
3. Trung tâm y tế dự phòng quận
Các bạn có thể mang mẫu nước đến tất cả các trung tâm y tế dự phòng của các quận trên địa bàn thành phố HCM để xét nghiệm. Trung tâm y tế dự phòng tại các quận cũng là đơn vị xét nghiệm cho ra kết quả chính xác, tin cậy.
2.4. Những lưu ý khi xét nghiệm nước sinh hoạt
Xác định rõ mục đích sử dụng nước.
Trước khi mang nước đi đến các địa điểm xét nghiệm nước thì bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng nước là gì. Vì mỗi mục đích sử dụng sẽ có những tiêu chuẩn xét nghiệm khác nhau.
Nếu nước chỉ dùng trong sinh hoạt thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT
Nếu nước dùng trong ăn uống thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT
Nếu nước dùng trong kinh doanh’ dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, và nước đóng bình đóng chai thì xét nghiệm dựa vào quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT
Nên Lựa chọn các tiêu chí xét nghiệm để tiết kiệm chi phí.
Như ở phần trên Việt An đã đưa cho các bạn thấy bảng giá xét nghiệm nước 14 CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT) THEO QCVN 02:2009/BYT
Tổng chi phí dự kiến để xét nghiệm đủ 14 tiêu chí là 1,149,000.
Số chi phí trên có thể sẽ gây khó khăn cho một số cá nhân có điều kiện kinh tế khó khăn. Chính vì vậy để tiết kiệm chi phí thì các bạn có thể lựa chọn những tiêu chí cơ bản để xét nghiệm như: Asen, Canxi, Amoni, Mangan và Sắt …
Như vậy là Việt An đã cùng với các bạn đi tìm hiểu các thông tin liên quan đến nước sinh hoạt, quy trình xét nghiệm nước sinh hoạt, cách thức lấy mẫu nước ra sau, bảo quản mẫu như thế nào.Chi phí khi tiến hành xét nghiệm nước sinh hoạt và những địa điểm mà bạn có thể mang mẫu nước đến để xét nghiệm sẽ có kết quả chính xác nhất. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đưa ra những lưu ý cho bạn khi tiến hành xét nghiệm nước sinh hoạt. Việt An hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp ích được bạn.
Nếu bạn muốn biết các thông tin về nước ăn uống, nước đóng chai thì hãy xem thêm các bài viết khác của Việt An nhé.
Nếu cần tư vấn về các giải pháp xử lý nước hãy liên hệ với Việt An theo số 0949 414141. Việt An luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.